The World Of Entertainment
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
The World Of Entertainment

WellCome To Light Heart The World Of Entertainment
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Người VN hơi "vung tay quá trán"!

Go down 
Tác giảThông điệp
quang dinh
Moderators



Tổng số bài gửi : 122
Registration date : 25/05/2008

Người VN hơi "vung tay quá trán"! Empty
Bài gửiTiêu đề: Người VN hơi "vung tay quá trán"!   Người VN hơi "vung tay quá trán"! EmptySun Jul 20, 2008 8:49 am

Tiến sĩ Bae Yang Soo - trưởng khoa tiếng Việt Trường ĐH Ngoại ngữ Busan (Hàn Quốc) - đã có nhiều năm sinh sống ở VN. Với tư cách là công dân của Hàn Quốc - đất nước nổi tiếng về vấn đề tiết kiệm, đồng thời là người khá am hiểu VN, ông đã gửi bài viết tham gia diễn đàn "Tiết kiệm, đừng nói suông!"...
nghe bằng tai
Hiện tại tôi đang ở Mỹ. Nhân dịp đi công tác, tôi đưa cả gia đình sang đây nhằm tạo điều kiện cho các cháu (hai con trai) trau dồi thêm tiếng Anh. Như mọi gia đình khác, mỗi năm vào dịp hè chúng tôi đều có một chuyến du lịch khoảng ba tuần. Năm nay khi đề cập đến chuyện đi du lịch, cả hai cậu con trai của tôi cùng bảo rằng bố mẹ đã tốn nhiều tiền cho chuyến đi Mỹ này rồi, nên việc đi du lịch năm nay không cần thiết, phải tiết kiệm. Vâng, tiết kiệm đã ăn vào máu đa số trẻ con Hàn Quốc.

Giáo dục tiết kiệm trong nhà trường

Tôi sinh ra và lớn lên vào thời điểm Hàn Quốc còn lắm khó khăn. Tiết kiệm ở nước tôi là chủ trương từ chính phủ, và được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường. Thời ấy chúng tôi có rất nhiều hoạt động liên quan đến vấn đề giáo dục ý thức tiết kiệm. Đầu tiên, mỗi học sinh, đi kèm theo học bạ là cuốn sổ tiết kiệm. Tùy mỗi cấp học sẽ ấn định sổ tiết kiệm phải đạt một số tiền là bao nhiêu. Nếu hoàn tất cấp tiểu học, dù học lực có giỏi đến mấy nhưng sổ tiết kiệm không đạt được số tiền qui định thì không được lên lớp.

Hồi ấy, học sinh chúng tôi kiếm tiền bỏ vào sổ tiết kiệm bằng nhiều hình thức, ví dụ như thu gom sách báo cũ, sắt phế liệu, nhịn ăn quà sáng... Cứ gần mỗi cuối khóa học nếu học sinh nào còn thiếu tiền, nhà trường sẽ tổ chức về nông thôn để mót lúa và bán lại lấy tiền bỏ vào sổ tiết kiệm. Cách làm ấy hiện nay vẫn được duy trì dù kinh tế chúng tôi đã khá lên rất nhiều. Hẳn có người sẽ hỏi tôi rằng sổ tiết kiệm ấy do cha mẹ đóng vào thì sao? Dĩ nhiên làm sao không có chuyện ấy. Nhưng thực tế rất hiếm vì trong lớp, những bạn nào xin tiền bố mẹ để bỏ vào sổ tiết kiệm sẽ bị bạn bè nhìn nhận không mấy hay ho nên đa số đều tự lo.

Song song đó, mỗi năm nhà trường đều tổ chức một cuộc thi vẽ theo chủ đề tiết kiệm. Những bức tranh đẹp, có ý nghĩa sẽ được làm apphich treo trong trường, rồi dự thi cấp thành phố, toàn quốc. Phần lớn các cuộc thi đều sử dụng chủ đề "Hãy dùng hàng nội địa".

Về mặt quốc gia, chúng tôi có ngày tiết kiệm toàn quốc. Ngày ấy, tất cả báo chí, truyền hình - phát thanh đều tập trung tuyên truyền tối đa. Cách thức tuyên truyền là tuyên dương, giới thiệu những gương tiết kiệm để nhà nước xem xét cấp giấy khen; đồng thời phê bình những ai chưa ý thức tiết kiệm.

Nhà nước phải cầm trịch
Ưu điểm lớn nhất của người Hàn Quốc là tinh thần sử dụng hàng nội địa. Đối với công chức nhà nước ở Hàn Quốc, việc dùng hàng ngoại là điều cấm kỵ. Trong khi đó, tôi thấy VN các bạn hình như hơi "vung tay quá trán" về chuyện này. Tôi từng dự những bữa tiệc ở VN và thật sự ngạc nhiên khi thấy các bạn toàn sử dụng bia rượu, thuốc lá ngoại.

Việc khuyến khích người dân (và bắt buộc với công chức) sử dụng hàng nội địa không chỉ giáo dục lòng yêu nước mà còn để tiết kiệm ngoại tệ. để làm được điều này, nhà nước phải cầm trịch. Nghĩa là việc kiểm soát chất lượng hàng nội địa phải hết sức nghiêm ngặt, chứ không thể buộc mọi người dùng hàng nội nhưng lại không đạt chất lượng!

Bên cạnh đó, người dân thường có tâm lý nhìn vào công chức nhà nước... Nếu công chức thực hiện tốt, họ sẽ làm theo một cách vui vẻ. Và đương nhiên muốn buộc công chức thực thi tiết kiệm, sử dụng hàng nội, nhà nước phải đưa ra chủ trương, qui định ràng buộc. Hay cũng không ai khác ngoài nhà nước mới có thể đưa ra qui định một ngày tiết kiệm toàn quốc, yêu cầu tất cả phương tiện thông tin đại chúng phải tuyên truyền mạnh về đề tài này.

Tương tự, vấn đề giáo dục cũng thế, muốn đưa vào nhà trường phải có chủ trương từ nhà nước. Theo tôi, đây là vấn đề hết sức quan trọng. Một đứa trẻ được giáo dục tốt trong nhà trường về ý thức tiết kiệm, khi cùng bố mẹ đi ăn nhà hàng nó sẽ có những nhắc nhở về những hành vi gọi thức ăn thừa mứa (tôi thấy điều này rất phổ biến ở VN). Những lời nhắc nhở ấy sẽ hiệu quả vô cùng.

TS BAE YANG SOO
Nhìn từ quán phở...
nghe bằng tai
Tôi từng phục vụ ở một quán phở có nhiều khách nước ngoài đến ăn. Nếu so sánh cách ăn phở của người nước ngoài với nhiều người Việt có vẻ "sang trọng", sẽ thấy ý thức tiết kiệm của dân ta còn quá kém. Đa số khách nước ngoài đều ăn hết cả bát phở chứ ít khi bỏ thừa như người Việt. Trong lúc khách nước ngoài đang ăn, nếu ai "alô” có việc, họ vẫn nhẫn nại ăn hết bát phở rồi mới đi. Khác với nhiều người Việt khi gọi phở ra, nếu có ai gọi điện, liền bỏ nguyên bát phở để đi.

Cách người nước ngoài ăn rau sống với phở cũng khác xa người Việt. Họ nhặt từng cọng rau, ngắt hết lá lành và những gì ăn được cho vào bát phở. Phần cọng rau, lá sâu họ để riêng và cho vào sọt rác. Họ ăn rau sống khá nhiều, nhưng ăn phần nào dứt điểm phần đó nên rổ rau lúc nào cũng sạch sẽ, có thể dùng cho người khác ăn tiếp. Ngược lại, khách người Việt thường chỉ ngắt phần ngọn hoặc những lá ngon nhất trong rổ rau. Rổ rau sau khi bị khách người Việt tuyển chọn chỉ còn cọng rau, lá hỏng trộn lẫn với lá lành trông rất hỗn tạp.

Tôi từng nghe ai đó nói một câu châm biếm rất chua xót về nạn lãng phí của người Việt: "Người VN chúng ta nếu chưa hơn người nước ngoài về sự giàu có thì cũng đừng nên hơn họ về sự xa hoa và lãng phí”.

LÊ BỀN (Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội)

Và từ máy nước nóng lạnh

Trong tòa nhà nơi công ty tôi thuê địa điểm làm trụ sở, tôi thấy mỗi công ty đều có ít nhất một máy nước nóng lạnh. Trong khi đó nhiều người chỉ thích uống nước vừa vừa, không lạnh quá cũng không nóng quá. Như tôi chẳng hạn, mỗi lần muốn uống nước phải rót một ít nước lạnh pha với một ít nước nóng. Như vậy quá lãng phí. Tôi đề nghị ở mỗi cơ quan, đơn vị nên có một bình lọc nước để phục vụ những người không có nhu cầu uống nước quá nóng và quá lạnh.

TRẦN LINH TUẤN (tuan80a@...)
Về Đầu Trang Go down
 
Người VN hơi "vung tay quá trán"!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 7 sai lầm của teens trong "chuyện ấy"
» phim khoa học viễn tưởng "I, Robot"
» Giao diện "không đụng hàng" cho hộp thoại Run
» Cùng nhau vượt qua "cám dỗ"
» Thư tình của "Romeo thời nay"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
The World Of Entertainment :: Góc Giải Trí :: Góc Giải Trí :: Các câu chuyện có thật ngoài đời sống-
Chuyển đến